Điện Xưởng May

1. Thi Công Điện Động Lực. 2. Thi Công Điện Chiếu Sáng

Thi công điện trên máng đèn. Thi công điện dưới bàn chuyền may

Kinh nghiệm
Điện Xưởng May

Điện Xưởng May là một dạng bố cục mang tính đặc thù riêng với những thiết bị máy móc riêng biệt chuyên dùng trong công nghiệp may mặc.

Những khu vực trong một Xưởng May tiêu chuẩn sẽ có cụ thể như sau: 
 

  • Khu trung tâm hành chính
  • Nhà kho chứa vải
  • Khu vực trải cắt vải
  • Khu vực lane chuyền may
  • Khu vực ủi
  • Khu vực kiểm hàng - đóng gói
  • Kho trữ thành phẩm
  • Canteen và Toilet

 

Tùy theo diện tích mà chúng ta có được, cùng với phong cách của những người đứng đầu, kết hợp cùng các đơn vị thiết kế xây dựng mà mỗi nhà xưởng may mang một nét riêng biệt khác nhau. Tuy nhiên, bất kể nhà xưởng nào cũng sẽ có 2 phần thi công điện chính: 

 

1. Thi Công Điện Động Lực
 

Được đi trên máng cáp hoặc thang cáp, đi từ tủ nguồn điện chính (MSB) tới những tủ điện nhánh như tủ động lực cấp nguồn cho máy may, máy nén khí, nồi hơi ủi, tủ cấp nguồn chiếu sáng. Các tủ điện phải được bố trí ở những vị trí thuận lợi và rộng rãi, thoáng đãng. Nhằm thuận tiện cho việc điều khiển cũng như bảo trì thường xuyên nhưng phải đảm bảo nó được an toàn cách xa những ai không phận sự. 
 

Về phần cấp nguồn cho máy may, chúng ta có hai cách:
 

Thi công điện trên máng đèn

  • Đi dây điện trên máng đèn sẽ có những ổ cắm được gắn ngay trên máng treo đèn chiếu sáng, khoảng cách giữa ổ cắm thông thường là 1m2 cấp nguồn cho từng máy.Đây là phương pháp dễ thi công cho nhà thầu nhưng không có thẩm mỹ, vì dây điện của máy may kéo từ máy đến ổ cắm sẽ lơ lửng và nhùng nhằng, khá nguy hiểm và không thông thoáng.
     

Thi công điện dưới bàn chuyền may

  • Đi dây dưới bàn chuyền may sẽ có thẩm mỹ cao hơn, không nhìn thấy dây điện của máy may. Phía dưới mỗi bàn may là một ổ cắm cố định, rất thuận tiện cho thao tác tắt mở, nhưng chi phí cao hơn vì không tận dụng được phần máng như trên mà phải thi công một đường máng mới phía dưới để đi dây điện.

 

Số lượng ổ cắm phụ thuộc vào chuyền may dài hay ngắn để thiết kế lắp đặt đường dây cho phù hợp đủ tải, nguồn điện được lấy từ tủ động lực, trong tủ lắp một (MCCB) riêng cho từng chuyền riêng biệt và khi nguồn điện đi tới đầu chuyền thì gắn thêm một (MCB) để thuận tiện cho việc tắt mở và xử lý nhanh hơn khi có sự cố bất ngờ.

 

2. Thi Công Điện Chiếu Sáng
 

Bố trí khoảng cách của đèn chiếu sáng tùy thuộc vào từng khu vực chuyền may, bàn cắt, kiểm hàng, đóng gói …
 

Độ Cao của máng đèn được gắn đồng nhất không phân biệt khu vực, thông thường độ cao được gắn ở khoảng 2,1m tới 2,3m. Tại chuyền may, các đèn được gắn dọc theo chuyền may, lệch về bên trái mũi kim khoảng 30cm để ánh sáng không bị che khuất mũi kim. Độ sáng cho chuyền may phải đạt 750 LUX, nên chọn màu 6200K.
 

Còn về phần lựa chọn nhãn hiệu của đèn chiếu sáng phụ thuộc vào chủ đầu tư, chọn đèn Huỳnh quang T10 – T8 Hoặc T5. Hiện nay, rất nhiều xưởng dã đầu tư bóng đèn LED cho tiết kiệm điện, chi phí hợp lý và mang tính lâu dài có lợi rất nhiều vì tuổi thọ của đèn cao, tiết kiệm điện năng, ngoài ra ánh sáng của đèn LED rất dễ chịu cho công nhân.
 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi, để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

 

 

Khách hàng tiêu biểu

Công ty may nhà bè
Công ty DECOTEX
CÔNG TY MAY DUNG HẠNH
Công ty TOYOSHIMA
CÔNG TY DONY
THỜI TRANG HNOSS
CÔNG TY MAY CHĂN DRAP GỐI THANH THỦY
CÔNG TY MAY THỜI TRANG CANIFA
CÔNG TY MAY BÌNH MINH
Công ty may ONWARD NHẬT BẢN
Công ty SG SAGAWA NHẬT BẢN - VIỆT NAM
VINATEX
CÔNG TY MAY LÂM THANH
CÔNG TY MAY ĐỒNG PHỤC DONY
CÔNG TY MAY 30/4
DMCA.com Protection Status