Lật mặt Bàn Cắt Vải là cách sửa mặt bàn cũ tiết kiệm nhất

1. Vì sao cần dán Formica lên bề mặt của Bàn Cắt Vải ? 2. Các thao tác sửa chữa mặt bàn trải vải tiết kiệm diễn ra như thế nào ? 3. Có thể tự sửa bàn cắt vải tại nhà xưởng không ?

1. Là phương pháp được học hỏi từ các nước phát triển 2. Tạo sự liền lạc không vấp máy cắt vải 3. Chi phí và giá cả sửa chữa Bàn Cắt Vải bằng phương pháp Lật Mặt không hề đắt, là phương pháp tiết kiệm tiền tốt nhất. 1. Khảo sát, tư vấn chiếc Bàn Cắt Vải Cũ có thể sửa chữa bằng cách Lật Mặt hay không ? 2. Tiến hành tháo gỡ và lật mặt bàn 3. Xử lý các cạnh nối của ván, tạo sự trơn mượt để không vấp máy cắt vải 4. Dán Formica bằng phương pháp thủ công 5. Vệ sinh sạch mặt bàn và khu vực thi công 6. Hướng dẫn bảo quản để dùng Bàn Cắt Vải được thời gian lâu bền nhất.Ở thao tác này nghe qua thì dễ, nhưng cần có 1 đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và tỉ mỉ tận tâm với nghề, trách nhiệm với công việc. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất khách hàng cần lưu ý khi chọn đơn vị nào để sửa chữa. Bởi ngoài phương pháp, cách sửa bàn cắt, thì đội ngũ sửa chữa là người nắm trong tay sự quyết định chất lượng sản phẩm. Đoạn này sẽ có khá nhiều bụi, khách hàng nên lưu ý che đậy vải vóc quan trọng tránh bị dơ.

Hiện tại ở Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản đều ưa chuộng phương pháp dán Formica lên bề mặt bàn để tạo sự trơn mượt trong thao tác công nghiệp, đặc biệt là trong ngành may mặc. Không gây hại cho vải vóc, bề mặt dễ dàng làm sạch và bắt sáng tốt. Máy cắt vải cầm tay dạng đứng có bánh xe và giá đỡ vải nằm tương đối ép sát với mặt bàn, nếu bàn không liền lạc thì chắc chắn máy sẽ bị vấp, gây khó chịu cho người thợ cắt vải và các tình trạng hư hỏng vải. Thế nền điểm quan trọng nhất của một chiếc Bàn Cắt Vải Công Nghiệp là sự liền lạc êm ái tuyệt đối của mặt bàn khi máy cắt lướt qua theo mọi sơ đồ vải. Dù bàn lớn hay nhỏ, dài hay ngắn đều có thể áp dụng được phương pháp dán Formica. Các tấm Formica nằm sát nhau, mỗi rãnh nối chỉ từ 1-2mm và được trám trét xử lý bằng bột hóa chất như đường ron gạch nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Các tấm Formica tuy mỏng, nhưng vừa đủ để tạo sự trơn mượt cho mặt bàn. Độ dày mặt ván MDF tốt nhất là 25mm, còn độ dày tốt nhất của Formica cần là 0.6 dem, thông số này có in trên nhãn dán ở bề mặt Formica. Một số đơn vị thi công sửa bàn cắt vải giá rẻ sẽ dùng chất liệu Formica mỏng hơn, hoặc các chất liệu Laminate thay thế khác có giá tốt hơn để giảm được chi phí sửa chữa. Nhưng có thể đảm bảo rằng không có nguyên vật liệu nào tốt và phù hợp cho Bàn Trải Cắt Vải Công Nghiệp như Formica 0.6 dem. Khách hàng nên cân nhắc và chọn lựa dịch vụ tốt để không phải bực dọc trong thời gian sử dụng.Nếu phải thay mới mặt bàn, quý khách sẽ cần mua cả mặt ván mới. Đội ngũ thi công sẽ phải gỡ bỏ mặt ván cũ, khiêng đem bỏ. Rồi lắp đặt mặt ván mới vào, sau đó cân chỉnh và dán Formica nên tốn nhiều nhân công, đồng nghĩa với giá dịch vụ sẽ tăng. Lật mặt bàn cắt vải là dùng lại chính mặt bàn cũ, lật mặt ván thô phía dưới lên, rồi gia cố mặt bàn để đảm bảo bàn có độ phẳng 100%, tuyệt đối không vấp máy vì đó là điều tối kỵ. Bước cuối cùng là dán Formica lên bề mặt, là phương pháp thủ công nên đòi hỏi những người thợ có kỹ thuật và tay nghề lâu năm. Bằng cách gửi tin nhắn trên Zalo, khách hàng có thể gửi hình ảnh hiện trạng của bàn cắt vải đến bộ phận tư vấn kỹ thuật của CATA qua số Hotline 0961 793 661. Chúng tôi sẽ phản hồi trong 3 phút. Đối với các tình trạng bàn phức tạp, bàn quá lớn và quá nhiều bàn trong 1 nhà máy. Chúng tôi sẽ đến tận nơi để khảo sát trực tiếp để nắm rõ về cấu trúc của bàn nhằm đưa ra hướng xử lý tối ưu nhất, tiết kiệm và phù hợp nhất. Khách hàng ở khu vực các quận tại TPHCM sẽ thuận tiện hơn. Tuy nhiên CATA vẫn nhận các công trình sửa chữa ở tỉnh, các công trình tại miền Trung và Bắc nếu khách hàng có yêu cầu. Mặt bàn cắt vải cũ có rất nhiều trường hợp khác nhau, về loại ván hoặc độ dày ván, kích thước và cả cách bắt vít của đơn vị thi công trước đó. Một số tình huống bàn rất khó xử lý như trường hợp bắn vít hoặc đóng đinh từ trên mặt bàn xuống. Phải xác định được cách gỡ mặt bàn tốt nhất để giữ được thẩm mĩ và các góc cạnh của tấm ván, như vậy khi dùng lại ván để làm mặt bàn sẽ đẹp hơn. Lật mặt bàn lại và bắt vít. Lúc này các tấm ván sẽ không bao h bằng phẳng với nhau tại các mối nối. Ở thao tác này nghe qua thì dễ, nhưng cần có 1 đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và tỉ mỉ tận tâm với nghề, trách nhiệm với công việc. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất khách hàng cần lưu ý khi chọn đơn vị nào để sửa chữa. Bởi ngoài phương pháp, cách sửa bàn cắt, thì đội ngũ sửa chữa là người nắm trong tay sự quyết định chất lượng sản phẩm. Đoạn này sẽ có khá nhiều bụi, khách hàng nên lưu ý che đậy vải vóc quan trọng tránh bị dơ. Sau tất cả, quý khách hàng đã có được 1 chiếc bàn cắt vải như mới tinh. Nếu chỉ nhìn mặt bàn thôi thì nó đẹp như lúc mới mua không khác gì cả. Cần lưu ý một số chi tiết để bảo quản bàn cắt vải được bền lâu hơn. Thường sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ kỹ thuật. Không để bàn bị mưa tạt vào, nắng rọi trực tiếp vì sẽ làm Formica bị bong lên. Không tác động mạnh trực tiếp lên mặt bàn, vì mọi tác động mạnh đều làm hư sản phẩm kể cả là mặt bàn bằng đá. Không đặt chai nước lạnh, hoặc ly nước lạnh lên mặt bàn. Đây là lỗi thường xuyên của công nhân cắt vải, trong quá trình làm việc họ thường đem nước uống để gần và mặt bàn sẽ bị hư hỏng bởi sự xâm nhập của hơi nước xuyên qua ván, dẫn đến hiện tượng phù rộp mặt bàn.

Đối với những người khéo tay thì không có gì là không thể. Tuy nhiên, trong quá trình thi công cần có nhiều người khéo tay và nhiều dụng cụ để hỗ trợ. Khách hàng đủ tự tin có thể gọi Hotline 0961 793 661 CATA sẽ hướng dẫn tận tình để quý khách có thể thực hiện được. Về vật tư như keo con chó và Formica cần chọn mua loại đắt tiền để độ bền được lâu hơn. Nếu quý khách quyết tâm tự thực hiện, hãy nhớ rằng một khi đã dán Formica vào tấm ván thì ko thể lột lên được, đó là điểm khó nhất trong việc thi công sửa chữa bàn cắt vải cũ. Nếu quý khách muốn tiết kiệm thời gian và chọn 1 dịch vụ chuyên nghiệp thì hãy để chúng tôi làm cho lẹ nhé ! CATA với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản Xuất - Lắp Ráp - Sửa Chữa - Di Dời Bàn Trải Cắt Vải Công Nghiệp, chúng tôi cam kết đem đến những giá trị thực sự hữu ích đến quý khách hàng ngành may mặc trong và ngoài nước.
Nếu quý khách muốn tiết kiệm thời gian và chọn 1 dịch vụ chuyên nghiệp thì hãy để chúng tôi làm cho lẹ nhé, và còn được bảo hành để yên tâm sử dụng! CATA với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản Xuất - Lắp Ráp - Sửa Chữa - Di Dời Bàn Trải Cắt Vải Công Nghiệp, chúng tôi cam kết đem đến những giá trị thực sự hữu ích đến quý khách hàng ngành may mặc trong và ngoài nước.
Kinh nghiệm
Lật mặt Bàn Cắt Vải là cách sửa mặt bàn cũ tiết kiệm nhất

Có nhiều cách để sửa Bàn Cắt Vải đã cũ, đặc biệt là cần phải sửa mặt bàn sau vài năm sử dụng. Vì việc thay mới mặt bàn trải vải sẽ tốn nhiều tiền, nên các phương pháp sửa chữa mặt bàn được ưu tiên hơn bởi sự tiết kiệm chi phí, mà còn tiết kiệm thời gian. 


Để hiểu rõ hơn về phương pháp tiết kiệm này. Các công ty may, nhà may, tổ hợp cắt may và xưởng cắt may gia công nên theo dõi bài viết sau để cung cấp thêm cho mình những kiến thức đúng nhất, tránh bị mất tiền lãng phí. 

 

 

 

Vì sao cần dán Formica lên bề mặt của Bàn Cắt Vải ?


1. Là phương pháp được học hỏi từ các nước phát triển 


Hiện tại ở Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản đều ưa chuộng phương pháp dán Formica lên bề mặt bàn để tạo sự trơn mượt trong thao tác công nghiệp, đặc biệt là trong ngành may mặc. Không gây hại cho vải vóc, bề mặt dễ dàng làm sạch và bắt sáng tốt. 

 

 

 
 

2. Tạo sự liền lạc không vấp máy cắt vải


Máy cắt vải cầm tay dạng đứng có bánh xe và giá đỡ vải nằm tương đối ép sát với mặt bàn, nếu bàn không liền lạc thì chắc chắn máy sẽ bị vấp, gây khó chịu cho người thợ cắt vải và các tình trạng hư hỏng vải. Thế nền điểm quan trọng nhất của một chiếc Bàn Cắt Vải Công Nghiệp là sự liền lạc êm ái tuyệt đối của mặt bàn khi máy cắt lướt qua theo mọi sơ đồ vải. 


Dù bàn có kích thước lớn hay nhỏ, dài hay ngắn đều có thể áp dụng được phương pháp dán Formica. Các tấm Formica nằm sát nhau, mỗi rãnh nối chỉ từ 1-2mm và được trám trét xử lý bằng bột hóa chất như đường ron gạch nhưng nhỏ hơn rất nhiều. 

 

Có thể bàn cắt còn tốt nhưng máy cắt vải đã cũ, hãy xem Hướng dẫn chọn mua máy cắt vải phù hợp để tham khảo thêm.

 

 

 



Các tấm Formica tuy mỏng, nhưng vừa đủ để tạo sự trơn mượt cho mặt bàn. Độ dày mặt ván MDF tốt nhất là 25mm, còn độ dày tốt nhất của Formica cần là 0.6 dem, thông số này có in trên nhãn dán ở bề mặt Formica. 


Một số đơn vị thi công sửa bàn cắt vải giá rẻ sẽ dùng chất liệu Formica mỏng hơn, hoặc các chất liệu Laminate thay thế khác có giá tốt hơn để giảm được chi phí sửa chữa. Nhưng có thể đảm bảo rằng không có nguyên vật liệu nào tốt và phù hợp cho Bàn Trải Cắt Vải Công Nghiệp như Formica 0.6 dem. Khách hàng nên cân nhắc và chọn lựa dịch vụ tốt để không phải bực dọc trong thời gian sử dụng.


 

 

 

3. Chi phí và giá cả sửa chữa Bàn Cắt Vải bằng phương pháp Lật Mặt không hề đắt, là phương pháp tiết kiệm tiền tốt nhất. 


Nếu phải thay mới mặt bàn, quý khách sẽ cần mua cả mặt ván mới. Đội ngũ thi công sẽ phải gỡ bỏ mặt ván cũ, khiêng đem bỏ. Rồi lắp đặt mặt ván mới vào, sau đó cân chỉnh và dán Formica nên tốn nhiều nhân công, đồng nghĩa với giá dịch vụ sẽ tăng. 


Lật mặt bàn cắt vải là dùng lại chính mặt bàn cũ, lật mặt ván thô phía dưới lên, rồi gia cố mặt bàn để đảm bảo bàn có độ phẳng 100%, tuyệt đối không vấp máy vì đó là điều tối kỵ. Bước cuối cùng là dán Formica lên bề mặt, là phương pháp thủ công nên đòi hỏi những người thợ có kỹ thuật và tay nghề lâu năm. 


 

 

 

Các thao tác sửa chữa mặt bàn trải vải tiết kiệm diễn ra như thế nào ?

 

1. Khảo sát, tư vấn chiếc Bàn Cắt Vải Cũ có thể sửa chữa bằng cách Lật Mặt hay không ?

 

Bằng cách gửi tin nhắn trên Zalo, khách hàng có thể gửi hình ảnh hiện trạng của bàn cắt vải đến bộ phận tư vấn kỹ thuật của CATA qua số Hotline 0961 793 661. Chúng tôi sẽ phản hồi trong 3 phút. 


Đối với các tình trạng bàn phức tạp, bàn quá lớn và quá nhiều bàn trong 1 nhà máy. Chúng tôi sẽ đến tận nơi để khảo sát trực tiếp để nắm rõ về cấu trúc của bàn nhằm đưa ra hướng xử lý tối ưu nhất, tiết kiệm và phù hợp nhất. 


Khách hàng ở khu vực các quận tại TPHCM sẽ thuận tiện hơn. Tuy nhiên CATA vẫn nhận các công trình sửa chữa ở tỉnh, các công trình tại miền Trung và Bắc nếu khách hàng có yêu cầu. 

 

Cùng xem Công trình thay mặt bàn cắt vải cho công ty may P.N.I tại Tân Phú - TPHCM khi mặt bàn đã quá cũ không thể lật mặt.

 

 

 

 

2. Tiến hành tháo gỡ và lật mặt bàn

 

Mặt bàn cắt vải cũ có rất nhiều trường hợp khác nhau, về loại ván hoặc độ dày ván, kích thước và cả cách bắt vít của đơn vị thi công trước đó. Một số tình huống bàn rất khó xử lý như trường hợp bắn vít hoặc đóng đinh từ trên mặt bàn xuống. Phải xác định được cách gỡ mặt bàn tốt nhất để giữ được thẩm mĩ và các góc cạnh của tấm ván, như vậy khi dùng lại ván để làm mặt bàn sẽ đẹp hơn. 


Lật mặt bàn lại và bắt vít. Lúc này các tấm ván sẽ không bao h bằng phẳng với nhau tại các mối nối. 

 

 

 

 


 

3. Xử lý các cạnh nối của ván, tạo sự trơn mượt để không vấp máy cắt vải


Ở thao tác này nghe qua thì dễ, nhưng cần có 1 đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và tỉ mỉ tận tâm với nghề, trách nhiệm với công việc. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất khách hàng cần lưu ý khi chọn đơn vị nào để sửa chữa. Bởi ngoài phương pháp, cách sửa bàn cắt, thì đội ngũ sửa chữa là người nắm trong tay sự quyết định chất lượng sản phẩm. 


Đoạn này sẽ có khá nhiều bụi, khách hàng nên lưu ý che đậy vải vóc quan trọng tránh bị dơ. Mặt bàn sẽ được mài bằng máy mài để bằng phẳng tại mối nối ván và nhẵn nhụi các lỗ đinh cũ nên thao tác này không thể bỏ qua dù có rất nhiều bụi. 

 

Bạn biết không ? Có đến 21 câu hỏi thường gặp về Bàn Cắt Vải mà bạn không thể bỏ qua ! 

 

 

 

 

4. Dán Formica bằng phương pháp thủ công


Sau khi mặt bàn cắt đã được xử lý bằng phẳng, đội ngũ kỹ thuật sẽ thực hiện dán thủ công lớp Formica bằng keo con chó. Đây tiếp tục là thao tác khó khăn và nhịp nhàng từ người thợ dán. 

 

Những tấm formica có mỗi nhịp là 122cm, các rãnh nối của nó không nên vượt quá 1-2mm, không được chồng mí lên nhau, phải đủ keo để đảm bảo độ dính. Thủ thuật trét keo mịn mướt không vón cục cũng là vấn đề đáng quan tâm. 

 

Mặt bàn cắt cũ là vấn đề khó chịu cho mọi xưởng cắt may lớn nhỏ, có 1 bài viết thế này : Mặt bàn cắt vải cũ được ví von như mặt của người yêu cũ 

 

 

5. Vệ sinh sạch mặt bàn và khu vực thi công


Trong quá trình thực hiện thi công sửa mặt bàn cắt, keo sẽ dính lung tung trên mặt bàn, cạnh bàn dán chỉ nhựa cũng dính keo con chó. Việc vệ sinh sạch sẽ cho bàn là công đoạn cuối nên 1 số nhóm thợ sẽ bỏ qua vì nhiều lý do. Nhưng thực sự khá mất thẩm mĩ khi chiếc bàn trắng tinh lại có lốm đốm đen. 


Ngoài ra, toàn bộ khu vực thi công sẽ có nhiều bụi, vụn formica và các thứ tinh tinh khác như đinh, vít. Việc thu dọn từ nhóm kỹ thuật sẽ tiện lợi và chu đáo hơn. 

 

 

 

6. Hướng dẫn bảo quản để dùng Bàn Cắt Vải được thời gian lâu bền nhất

 

Sau tất cả, quý khách hàng đã có được 1 chiếc bàn cắt vải như mới tinh. Nếu chỉ nhìn mặt bàn thôi thì nó đẹp như lúc mới mua không khác gì cả. 


Cần lưu ý một số chi tiết để bảo quản bàn cắt vải được bền lâu hơn. Thường sẽ được hướng dẫn bởi đội ngũ kỹ thuật. 


Không để bàn bị mưa tạt vào, nắng rọi trực tiếp vì sẽ làm Formica bị bong lên.


Không tác động mạnh trực tiếp lên mặt bàn, vì mọi tác động mạnh đều làm hư sản phẩm kể cả là mặt bàn bằng đá. 


Không đặt chai nước lạnh, hoặc ly nước lạnh lên mặt bàn. Đây là lỗi thường xuyên của công nhân cắt vải, trong quá trình làm việc họ thường đem nước uống để gần và mặt bàn sẽ bị hư hỏng bởi sự xâm nhập của hơi nước xuyên qua ván, dẫn đến hiện tượng phù rộp mặt bàn. 

Cần xem qua Bí quyết sử dụng Bàn Cắt Vải lâu hơn 10 năm để chăm sóc bàn kỹ hơn. 

 

 

 

Có thể tự sửa bàn cắt vải tại nhà xưởng không ?

 

Đối với những người khéo tay thì không có gì là không thể. Tuy nhiên, trong quá trình thi công cần có nhiều người khéo tay và nhiều dụng cụ để hỗ trợ. Khách hàng đủ tự tin có thể gọi hoặc nhắn tin Zalo qua Hotline 0961 793 661 CATA sẽ hướng dẫn tận tình để quý khách tự thực hiện được tốt hơn.


Về vật tư như keo con chó và Formica cần chọn mua loại đắt tiền để độ bền được lâu hơn. 


Nếu quý khách quyết tâm tự thực hiện, hãy nhớ rằng một khi đã dán Formica vào tấm ván thì ko thể lột lên được, đó là điểm quan ngại nhất trong việc thi công sửa chữa bàn cắt vải cũ bằng phương pháp này.  

 

Vậy thì Quy Trình Sửa Chữa Bàn Cắt Vải sẽ là bài viết hữu ích nhất cho quý khách để có thêm kinh nghiệm cho việc tự thay hoặc sửa chữa mặt bàn. 

 

 


Nếu quý khách muốn tiết kiệm thời gian và chọn 1 dịch vụ chuyên nghiệp thì hãy để chúng tôi làm cho lẹ nhé, và còn được bảo hành để yên tâm sử dụng! CATA với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản Xuất - Lắp Ráp - Sửa Chữa - Di Dời Bàn Trải Cắt Vải Công Nghiệp, chúng tôi cam kết đem đến những giá trị thực sự hữu ích đến quý khách hàng ngành may mặc trong và ngoài nước. 

 

 

► LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

HOTLINE: 0961.793.661 - 0937.393.661

 

ĐỊA CHỈ: 38/2C ĐÔNG LÂN, XÃ BÀ ĐIỂM, HUYỆN HÓC MÔN, TP HCM

 

E-mail: cataco.vn@gmail.com

 

Khách hàng tiêu biểu

Công ty may nhà bè
Công ty DECOTEX
CÔNG TY MAY DUNG HẠNH
Công ty TOYOSHIMA
CÔNG TY DONY
THỜI TRANG HNOSS
CÔNG TY MAY CHĂN DRAP GỐI THANH THỦY
CÔNG TY MAY THỜI TRANG CANIFA
CÔNG TY MAY BÌNH MINH
Công ty may ONWARD NHẬT BẢN
Công ty SG SAGAWA NHẬT BẢN - VIỆT NAM
VINATEX
CÔNG TY MAY LÂM THANH
CÔNG TY MAY ĐỒNG PHỤC DONY
CÔNG TY MAY 30/4
DMCA.com Protection Status